16/6/11

Kỹ năng làm việc nhóm: Trắc Nghiệm & Nhà Tuyển Dụng

[Marketing4u] Thế kỷ 21 là thế kỷ của làm việc theo nhóm trong tất cả mọi lĩnh vực. Cho dù đó là kinh tế, kỹ thuật hay văn học, nghệ thuật, bạn không thể thành công và chiến thắng nếu bạn chỉ là một cá nhân. Teamwork – đơn giản là một nhóm người cùng nhau làm việc, hay sâu hơn một chút, là đoàn kết để cùng đạt được một mục tiêu nào đó.

Nếu bạn dành thời gian lướt qua những bản tin tuyển dụng ngày nay, trong 10 vị trí đăng tuyển thì đã có đến 9 hay thậm chí cả 10 vị trí đòi hỏi ở ứng viên kỹ năng làm việc nhóm. Bởi nhà tuyển dụng không cần tuyển dụng một quyển sách, hay một cái máy vi tính mà thực chất là một con người có khả năng làm việc, hợp tác, tương tác với những thành viên khác. Vậy, mức độ quan trọng của khả năng làm việc nhóm là có thật. Nhưng để nhận thức nó, nhận thức khả năng hiện có của mình rồi đi đến thay đổi, tiến bộ và thành công lại là cả một quá trình.


Tầm quan trọng

Có khả năng làm việc nhóm tốt, đơn giản là bạn và mọi người có khả năng cùng nhau làm tốt công việc, đạt được mục tiêu đã đề ra bằng cách hiểu mình, hiểu nhau, làm tốt phần việc của mình và giúp người khác làm tốt việc của họ. Sự tương tác đa chiều trong một nhóm làm việc giúp cho mọi người có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình xuất sắc hơn nhờ giúp đỡ các thành viên khác. Để đạt được sự tương tác đa chiều này, ngoài việc nhóm cần có một trưởng nhóm giỏi, biết cách sắp xếp công việc, tổ chức môi trường làm việc sao cho các thành viên có thể dễ dàng trao đổi với nhau mà còn đòi hỏi một phần rất lớn ở bản thân mỗi người trong nhóm phải có kỹ năng tương tác, hợp tác để hiểu rõ mình và cộng sự của mình. Và nhóm làm tốt có nghĩa là bạn làm tốt, có nghĩa bạn là nhân viên có năng lực cao.

Hiệu quả của một kỹ năng không nằm ở cách ta thực hiện kỹ năng đó, mà ở kết quả khi ta sử dụng kỹ năng đó. Một người có khả năng trình bày thuyết phục vấn đề của mình chưa chắc là con người có khả năng phối hợp với mọi người, và có khi, ít nói chưa phải là nguyên nhân mà người ta không giao tiếp được với nhau. Do đó, đừng vội cho rằng mình không thể cộng tác với mọi người hay mình là người giỏi nhất. Bạn cần mọi người, và mọi người cần bạn.

Bạn thuộc về nhóm của bạn

Làm việc nhóm là một khái niệm quá phổ biến và bình thường, do đó, nhiều người coi đó như là một phạm trù mặc định không cần quan tâm mà quên rằng, đây là một trong những kỹ năng rất tổng quát, bao gồm nhiều kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hiểu con người, kỹ năng nhận thức bản thân và cả kỹ năng làm việc độc lập.

Tất cả mọi người đều đã được dành sẵn một vị trí thích hợp, một công việc thích hợp trong tập thể. Vì vậy, hãy bắt đầu bằng cách nhìn thẳng vào bản thân mình, để hiểu rõ tính cách của mình thuộc dạng nào, hướng nội hay hướng ngoại để tìm ra cách làm việc với mọi người chung nhất. 

Có thể bạn là người hay nói lên ý kiến của mình, có thể bạn thường không nói ra điều mà mình suy nghĩ. Nhưng, dù bạn là ai, bạn cần nhớ rằng: bạn thuộc về nhóm của bạn, và bạn cần thuộc về nhóm của bạn. Điều đó có nghĩa là, khi định làm, định không làm, định nói hay định không trình bày một suy nghĩ nào, hãy trả lời câu hỏi, việc ấy có tốt cho nhóm hay không, việc ấy có giúp được mọi người không?

Để làm tốt công việc, để là một thành viên tốt, tất cả là kết tinh của kinh nghiệm và kiến thức. Chuyên đề trắc nghiệm kỹ năng mềm đầu tiên về chủ đề làm việc nhóm gồm có 3 bài trắc nghiệm và 2 video. Bạn sẽ được khám phá chính khả năng làm việc nhóm của mình, mức độ hiểu biết của mình về kỹ năng mềm, nghe các giám đốc nhân sự của các công ty lớn nói về mức độ quan tâm của họ đến kỹ năng của các ứng viên. Có thể tất cả là chưa đủ để xây dựng nên những con người có khả năng teamwork tốt, nhưng đủ để các bạn có được một nền móng cho sự phát triển các kỹ năng của mình và sau này sẽ trở thành một con người có năng lực.

Nhóm biên tập:Test & Improve
Các bài liên quan:

Teamwork Là Như Thế Nào - Wolfgang Riebe
Wolfgang Riebe vừa là nhà tương lai học, vừa là nhà hùng biện, tác giả viết sách nổi tiếng của thế giới. Ông đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên hơn 117 quốc gia bằng những buổi nói chuyện trực tiếp, hàng triệu quyển sách và những chương trình truyền hình riêng. Ông có 24 năm kinh nghiệm về công nghiệp dịch vụ và giải trí, diễn thuyết và lãnh đạo. Hôm nay, Wolfgang Riebe nói về TEAMWORK


Đánh giá khả năng làm việc theo nhóm của bản thân

"Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao". Làm việc theo nhóm nghĩa là tất cả mọi người cùng hợp sức để tìm ra cách giải quyết vấn đề chung một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất; cùng nhau chia sẻ các ý tưởng và đem lợi thế của từng cá nhân phục vụ mục đích chung. Làm việc nhóm là kỹ năng không thể thiếu đối với một con người hiện đại. Làm việc nhóm không chỉ được áp dụng trong việc học ở trường mà còn là phương pháp làm việc hiệu quả ở công sở.



Vậy bạn có khả năng làm việc theo nhóm hay không? Hãy làm bài trắc nghiệm dưới đây để đánh giá khả năng làm việc theo nhóm của bản thân các bạn nhé!

1. Với hầu hết mọi dự án, tôi thích dựa trên kinh nghiệm và kỹ năng của riêng hơn là làm việc và chia sẻ với mọi người.
a) Hoàn toàn đồng ý
b) Đồng ý
c) Không có ý kiến
d) Phản đối
e) Hoàn toàn phản đối

2. Trong khi tập trung vào sự nghiệp riêng, tôi vẫn nhiệt tình giúp đỡ các thành viên trong nhóm để họ cũng có thể thành công.
a) Hoàn toàn đồng ý
b) Đồng ý
c) Không có ý kiến
d) Phản đối
e) Hoàn toàn phản đối

3. Tôi luôn cảm thấy tôi là thành viên chăm chỉ nhất trong nhóm.
a) Hoàn toàn đồng ý
b) Đồng ý
c) Không có ý kiến
d) Phản đối
e) Hoàn toàn phản đối

4. Tôi luôn cố gắng tìm cách hòa đồng và cùng với mọi người hoàn thành tốt công việc chung.
a) Hoàn toàn đồng ý
b) Đồng ý
c) Không có ý kiến
d) Phản đối
e) Hoàn toàn phản đối

5. Tôi luôn muốn tìm ra những giải pháp tốt nhất cho những vấn đề mà cả nhóm đang gặp phải, tuy nhiên tôi lại không nhận được nhiều sự khuyến khích cũng như khen ngợi về việc đó.
a) Hoàn toàn đồng ý
b) Đồng ý
c) Không có ý kiến
d) Phản đối
e) Hoàn toàn phản đối

6. Nhìn chung trong nhóm mọi người thường thích làm việc với tôi nhất.
a) Hoàn toàn đồng ý
b) Đồng ý
c) Không có ý kiến
d) Phản đối
e) Hoàn toàn phản đối

7. Tôi biết lợi ích của làm việc nhóm, đó là tạo ra nhiều sáng kiến và giải pháp mới cũng như chia sẻ bớt khối lượng công việc lớn.
a) Hoàn toàn đồng ý
b) Đồng ý
c) Không có ý kiến
d) Phản đối
e) Hoàn toàn phản đối

8. Cho dù thích hay không thì môi trường làm việc luôn đòi hỏi tôi phải có khả năng làm việc nhóm.
a) Hoàn toàn đồng ý
b) Đồng ý
c) Không có ý kiến
d) Phản đối
e) Hoàn toàn phản đối

9. Tôi nhận thấy mình phải gánh vác hầu hết công việc trong nhóm nhưng không ai đánh giá cao tôi về điều đó.
a) Hoàn toàn đồng ý
b) Đồng ý
c) Không có ý kiến
d) Phản đối
e) Hoàn toàn phản đối

10. Tôi là người linh hoạt và thích nghi nhanh với những điều kiện mới.
a) Hoàn toàn đồng ý
b) Đồng ý
c) Không có ý kiến
d) Phản đối
e) Hoàn toàn phản đối

Trắc Nghiệm: Các kỹ năng cần có về làm việc nhóm

Xã hội ngày càng hội nhập, con người càng biết hợp tác với nhau trong cuộc sống và công việc. Tại sao lại có xu hướng như thế ? Đơn giản vì chúng ta là con người cũng có lúc mắc sai lầm. Nếu chúng ta biết hợp tác tốt với nhau thì sẽ giảm thiểu rất nhiều rủi ro. Trong công việc cũng thế nếu biết liên kết thành một nhóm chắc hẳn công việc sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. Nhưng có một điều quan trọng mà không phải ai cũng biết đó là "kỹ năng để làm việc nhóm". Đây chính là chìa khoá để giúp một nhóm hoạt động nhuần nhuyễn.



Vậy bạn hãy thử trắc nghiệm xem bạn đã hiểu rõ những kỹ năng cần cho công việc nhóm chưa? Nào ta bắt đầu.

Câu 1: Theo ý kiến của bạn có nên đặt niềm tin vào khả năng hoàn thành công việc của một thành viên mới
  • Không
Câu 2: Trong thời gian vô cùng gấp rút, bạn có nghĩ "team của bạn" sẽ giải quyết các tình huống phát sinh trong công việc một cách nhanh chóng
  • Không
Câu 3: Bạn có rút ra được những ý tưởng cho bản thân từ những ý kiến của các đồng nghiệp trong buổi họp
  • Không
Câu 4: Bạn có khả năng làm việc với những đồng nghiệp từ những lĩnh vực, khả năng, thậm chí quốc tịch khác nhau?
  • Không
Câu 5: Bạn có làm việc theo kế hoạch đã vạch
  • Không
Câu 6: Bàn làm việc của bạn có gọn gàng không
  • Không
Câu 7: Bạn có khả năng phát huy mọi khả năng tốt nhất khi làm việc dưới áp lực
  • Không
Câu 8: Bạn luôn luôn thu hút được sự chú ý của mọi người trong mọi câu chuyện
  • Không
Câu 9: Bạn có đưa ra được những lý lẽ thích hợp để bảo vệ ý kiến của mình
  • Không
Câu 10: Bạn luôn sẵn sàng tiên phong cho công việc chung
  • Không
Câu 11: Bạn đủ động lực giúp cả nhóm vượt qua khi công việc không đạt được kết quả mong muốn.
  • Không
Câu 12: Bạn có dự tính được những tình huống khác nhau có thể xảy ra trong công việc
  • Không
Câu 13: Bạn có khả năng giải quyết linh hoạt những tình huống đó không
  • Không
Câu 14: Bạn không ngắt lời đồng nghiệp khi họ đang muốn đưa ra ý kiến
  • Không
Câu 15: Bạn luôn khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến của riêng mình
  • Không
Trắc nghiệm: Khả năng lãnh đạo nhóm

Thăng tiến lên vị trí cao hơn, đồng nghĩa với thu nhập cao hơn, quyền hạn cao hơn và trách nhiệm lớn hơn. Trở thành nhóm trưởng, trưởng phòng hay xa hơn là nhà lãnh đạo, đòi hỏi ở con người không những ở kiến thức chuyên môn mà còn hàng loạt kỹ năng mềm, bản lĩnh và tính cách dung hòa.



“Trắc nghiệm: khả năng lãnh đạo nhóm” không đủ để kiểm chứng bạn có khả năng là một leader tốt không, nhưng những câu hỏi của trắc nghiệm này là những tình huống thực tế, có thể giúp bạn định hình những khó khăn, cảm nhận áp lực và trách nhiệm của một trưởng nhóm, từ đó chuẩn bị những kế hoạch bù dắp những khiếm khuyết của mình.


1. Khi phân công việc trong nhóm. Bạn có tin tưởng vào khả năng hoàn thành của các thành viên trong nhóm?
  • Đã phân việc cho các thành viên. Bạn tin tưởng vào khả năng hoàn thành của cá nhân ấy. Chính là tạo cơ hội cho các thành viên cọ xát trong công việc.
  • Chỉ những thành viên xuất sắc trong nhóm là tin tưởng nhất.
  • Điều cần thiết của một người trưởng nhóm là luôn theo sát tiến độ công việc của các thành viên chứ làm sao mà mọi người tự giác được.
2. Nếu “deadline” của nhóm gần kề nhưng tiến độ công việc chưa đạt như yêu cầu. Áp lực có ảnh hưởng đến những công việc của bạn.
  • Cố gắng động viên các bạn gấp rút hoàn thành công việc cho kịp tiến độ.
  • Chuẩn bị thông báo các thành viên: “làm thêm giờ các bạn nhé!!”
  • Nhóm mình đều là những người có năng lực, hãy cứ tự tin làm việc, chắc chắn sẽ kịp tiến độ.
3. Khi các thành viên trong nhóm đóng góp ý kiến:
  • Nhiều người nhiều ý quá thì làm sao cả nhóm thống nhất được. Bạn chỉ quan tâm những ý kiến của những thành viên xuất sắc thôi.
  • Khuyến khích, lắng nghe và trân trọng mọi ý kiến, vì từ những đóng góp đó, sự sáng tạo mới không bị giới hạn.
  • Trong số các ý kiến đưa ra chỉ quan tâm các ý kiến độc đáo.
4. Khả năng hòa nhập của bạn. Mỗi khi tham gia vào nhóm mới :
  • Hoàn toàn thoải mái. Luôn có động lực để theo các kế hoạch của nhóm.
  • Tùy vào những thành viên trong nhóm có tốt, có cởi mở hay không.
  • Mới tham gia thì không nên cởi mở quá. Có gì rút lui cũng tiện.
5. Bạn có bao giờ làm việc theo một thời gian biểu cụ thể :
  • Tùy vào công việc rồi mới quyết định có nên lập thời gian biểu hay không.
  • Tùy cơ ứng biến
  • Phải có thời gian biểu thì mới làm việc được chứ.
6. Ở vị trí trường nhóm. Giao tiếp với nhiều người có cần thiết với bạn.
  • Đó là một phần không thể thiếu của công việc.
  • Chỉ nên trong giao tiếp công việc thôi, còn những việc khác thì có gì nói đâu.
  • Quan điểm của bạn là không cần thiết phải giao tiếp nhiều thì mới thành công.
7. Khi dự án có tình huống ngoài dự kiến xảy ra. Khả năng xử lý tình huống của bạn dựa trên yếu tố:
  • Luôn tự tin vào kinh nghiêm và năng lực giải quyết các khó khăn trước đây của bạn.
  • Lập tức thông báo tình hình với cấp trên đồng thời lấy ý kiến của các thành viên trong nhóm.
  • Dựa vào kinh nghiệm bạn và ý kiến của các thành viên rồi đưa ra biện pháp khả thi nhất cho tình huống đó.
8. Bạn có giải pháp hay nhưng các thành viên lại nghĩ ý tưởng đó khó khả thi. Bạn nghĩ mình đủ thuyết phục các thành viên?
  • Sẽ lập luận bảo vệ giải pháp này.
  • Dựa vào sự góp ý của các thành viên. Nếu bạn nghĩ giải pháp này có khả năng thực hiện thì sẽ cố thuyết phục mọi người. Nếu thật sự giải pháp khó khả thi thì sẽ bảo lưu lại.
  • Các thành viên không đồng ý. Đa số thắng thiểu số.
9. Là trưởng nhóm. Bạn có nên là người “tiên phong” cho dự án của nhóm?
  • Bạn là người đứng đầu nên cần phải “tiên phong”.
  • Nếu dự án có nhiều khó khăn đòi hỏi người có nhiều kinh nghiệm để giải quyết. Bạn sẽ là người “tiên phong”.
  • Sẽ giao cho thành viên xuất sắc trong nhóm. Bạn nên là người đưa ra quyết định.
10. Sau khi tính toán kết quả. Công việc sẽ gặp nhiều khó khăn. Bạn nghĩ cần làm gì tốt cho nhóm của bạn.
  • Sẽ từ bỏ công việc đó. Tìm dự án mới khả thi hơn.
  • Tiếp tục triển khai. Khó khăn đến đâu tháo gỡ đến đó.
  • Thảo luận với các thành viên. Tìm các phương án khả thi nhất. Rồi bạn sẽ quyết định.
Nhà Tuyển Dụng Quan Tâm Điều Gì?

Các CEO, manager, nhà lãnh đạo trong những bộ máy kinh tế, nhà sản xuất hàng đầu thế giới sẽ nói thẳng những suy nghĩ, những kinh nghiệm của mình về vấn đề nhân lực và khả năng làm việc của nhân viên, những vấn đề họ thực sự quan tâm khi tuyển dụng và những kỹ năng họ mong muốn có được ở nhân viên của mình. Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thuyết trình, tổ chức công việc, trao đổi thông tin chính là những điểm họ nhấn mạnh và rất chú trọng trong quá trình tổ chức con người.

Sưu tầm: hieuhoc