18/6/11

Làm thế nào để trở thành người thành công và hạnh phúc?

 
[Marketing4u.vn] Chúng ta khao khát thành công cũng giống như chúng ta cần thở. Từ khi sinh ra, ai cũng muốn mình làm nhiều việc hơn, có được nhiều thứ hơn, phấn đấu để trở nên hoàn thiện. Điều này là hoàn toàn tự nhiên. Thành công được mô tả như việc dũng cảm bộc lộ những ước mơ và tiềm năng đang sẵn có trong mỗi con người, đơn giản là thể hiện cho mọi người biết. Phần lớn người ta không làm như vậy vì cảm thấy ngại và vì không có thói quen đó. Tuy nhiên, ngay cả những người này cũng thấy đó như là một việc bình thường của cuộc sống. Đó dường như là một căn nhà, một nơi mà mọi người đều sống và trải nghiệm.

Đôi khi sự thôi thúc đạt được nhiều thành công trong mỗi chúng ta có ảnh hưởng từ sự giáo dục và văn hóa, vì vậy mà đôi khi bạn cảm thấy cần phải giảm bớt những kỳ vọng của bản thân và bằng lòng với một cuộc sống bình thường hơn. Tuy nhiên, nếu gần đây khát khao thành công có sống dậy trong bạn thì những điều được giới thiệu dưới đây đang dành cho bạn.

Sư thành công đích thực

Chỉ có bạn mới biết liệu bạn đã thực hiện được các mục tiêu của mình trong cuộc sống chưa. Có người suốt đời phấn đấu để leo lên từng bâc thang để rồi nhận ra mình đang leo lên nhầm bức tường, nếu nói theo cách của Joseph Campell. Điều này giải thích tại sao từ “đích thực” được dùng ở đây: làm một điều gì đó hay trở thành một điều gì đó, qua đó nhân cách và khả năng của bạn được thể hiện trọn vẹn và cao quý nhất. Thành công không phải là một sự kiệnhay một kết quả riêng biệt mà là sự biểu hiện của cái tốt đẹp ẩn chứa trong bạn. Thế giới mang đến vô vàn những khả năng để thực hiện điều đó một cách hiệu quả hơn, nhân văn hơn, đẹp đẽ hơn. Tìm cách nào thích hoợp là tùy thuộc ở bạn.

Thành tích thực sự không liên quan đến việc đấu tranh để có được thành tích. Timony Gallwey đã nói:

Chiến thắng là vượt qua các trở ngại để đạt mục đích,
nhưng giá trị của chiến thắng chỉ có ý nghĩa
nếu mục đích đạt được có ý nghĩa

Bạn cần phân biệt giữa sự thôi thúc đạt thành tích chỉ vì mục đích thắng thua với mong muốn đạt được thành công lâu bền có ý nghĩa làm phong phú cuộc sống của bạn và của người khác. Thành công có ý nghĩa và lâu bền, sử dụng nguồn lực của thế giới một cách hiệu quả nhất và ít gây lãng phí nhất.

Đặc điểm của những người thành công và hạnh phúc

Điều gì giúp mọi người đạt được thành công? Điều gì làm cho họ có động lực, thành công và trở thành người lãnh đạo giỏi? Có thể tìm ra một số điểm chung như là câu trả lời. Những tóm tắt dưới đây chỉ nêu ra một phần nhưng có thể kích thích bạn tự khám phá một số nguyên tắc của thành công.

Lạc quan

Lạc quan là một sức mạnh. Đây là một bí mật được tất cả những người thành công khám phá từ những khó khăn. Ông Nelson Madela, Ernest Shackleton, Eleanor Rootsevelt đều thừa nhận rằng điều giúp họ vượt qua những thời gian khắc nghiệt chính là khả năng tập trung vào suy nghĩ tích cực. Họ hiểu điều mà Claude Bristol gọi là “sự kỳ diệu của niềm tin”. Ngay cả những nhà lãnh đạo tài ba cũng có một khả năng khác thường trong việc đối mặt với sự thật khắc nghiệt, và từ đó mới có thành ngữ: sự lạc quan cứng rắn.

Những người lạc quan thường có khuynh hướng thành công đơn giản không chỉ vì họ tin rằng mọi việc trở nên tốt đẹp mà bởi vì việc tin vào sự thành công khiến họ nỗ lực hơn nữa. Nếu ít kỳ vọng, bạn thậm chí còn không có động lực để thử làm.

Một mục đích, mục tiêu hay tầm nhìn rõ ràng

Thành công đòi hỏi một sự tập trung cố gắng. Phần lớn mọi người phân tán năng lượng của họ cho quá nhiều việc và do đó không thành công trong bất cứ việc gì. Orison Swett Marden nói:

Thế giới không đòi hỏi bạn vừa làm luật sư, bộ trưởng
bác sĩ, nông dân, nhà khoa học hay thương gia;
không ra lệnh cho bạn phải làm gì, nhưng đòi hỏi bạn phải
là một bậc thầy trong bất kỳ điều gì bạn làm.”

Do đó để thành công, bạn phải có mục tiêu cao hơn để bền bỉ theo đuổi việc thực hiện nó.

Nhiệt huyết làm việc

Người thành công sẵn lòng dấng thân vào những công việc vất vả vì một điều gì đó kỳ lạ. Điều hay hơn hết ở thiên tài chính là những năm tháng phấn đấu để giải quyết một vấn đề hay tìm ra cách thể hiện hoàn hảo cho một ý tưởng. Khi phải thực hiện một công việc khó khăn, bạn có cơ hội hiểu thêm về bản thân mình, điều mà sự nhàn rỗi sẽ không bao giờ giúp bạn khám phá.

Một quy luật của thành công là: Thành công một khi đã đạt được sẽ có thể tạo ra một bệ phóng cho những thành công khác. Như câu châm ngôn “không có gì thành công như đạt được thành công.”

Sự kỷ luật

Thành công lâu dài được xây dựng trên tính kỷ luật, sự ý thức mà bạn phải tự đặt ra cho chính mình và tuân thủ nó. Tương tự như đề tài về lãi kép, chủ đề này có thể gây nhàm chán, nhưng kết quả của nó lâu dài có thể rất ngoạn mục.

Những người đạt thành tích to lớn biết rằng nếu vũ trụ được cấu thành bởi phân tử thì sự thành công được xây dựng từ từng phút một; họ trở thành bậc thầy trong việc sử dụng thời gian của họ.

Một trí óc toàn diện

Người thành công có một mối quan hệ tốt với phần vô thức hay tiềm thức của họ. Họ tin vào trực giác của mình, và bởi vì trực giác thường đúng do đó họ thường gặp may hơn những người khác. Họ đã phát hiện ra một trong những bí mật kỳ diệu của thành công; Khi họ tin tưởng làm một điều gì đó, phần vô thức sẽ giải quyết vấn đề và mở ra các giải pháp.

Đọc nhiều

Hãy nhìn vào những thói quen của người thành công và bạn sẽ thấy họ thường là những người đọc rất nhiều. Nhiều nhà lãnh đạo và tác giả thành công cho rằng bước ngoặc trong cuộc đời của họ là từ khi bắt gặp một cuốn sách nào đó. Nếu bạn có thể đọc về những thành công của người bạn ngưỡng mộ, bạn sẽ nâng cao tầm nhìn của mình. Anthony Robbins có nhận xét rằng “thành công để lại những manh mối”, và đọc sách là một trong những cách tốt nhất để có được những manh mối đó.

Sự tò mò và khả năng học hỏi vô cùng quan trọng để đạt thành công, vì vậy mà có câu nói “nhà lãnh đạo là người đọc nhiều sách”. Dale Carnegie đã nói: “những ai muốn phát triển phải đọc thật nhiều sách.”

Chấp nhận rủi ro

Rủi ro càng cao thì cơ may thành công càng lớn. Không vào hang hùm sao bắt được hùm. Hãy là người hành động.

Nhận thức sức mạnh của kỳ vọng

Người thành công thường hy vọng vào điều tốt đẹp nhất. Và họ thường đạt được điều đó bởi vì sự kỳ vọng sẽ có cách giúp bạn tìm được hình thức vật chất tương đương nó.

Vì cuộc sống tương ứng khá nhiều với kỳ vọng của bạn trong cuộc sống, người thành công sẽ nghĩ rằng: tại sao lại không nghĩ đến những điều to lớn hơn, thay vì chỉ nghĩ đến những điều nhỏ bé?

Sự tinh thông

Những người tài giỏi thường biến mọi tình huống trở nên có lợi cho họ. Họ là “người làm chủ tư tưởng, thuyền trưởng lèo lái số phận của chính mình.”

Khi có sự tham gia của những người khác, họ sẽ tìm kiếm giải pháp có lợi nhất cho tất cả. Catherine Ponder nói:

Bạn không cần phải thỏa hiệp trong cuộc sống,
nếu bạn sẵn sàng vứt đi ý nghĩ thỏa hiệp.

Sự trọn vẹn

Thành công không có ý nghĩa nhiều nếu chúng ta không thành công trong việc làm một con người đích thực, con người có ý nghĩa. Khả năng yêu thương, biết lắng nghe và biết học hỏi đều vô cùng cần thiết cho hạnh phúc của chính mình. Nếu không có những khả năng đó, bạn khó có được những mối quan hệ có ý nghĩa, trọn vẹn cần thiết để làm mới mình và đạt được hạnh phúc - thành công.
Quý Hải - Trích từ “50 cuốn sách kinh điển về thành công”

(*) Tiêu đề do tôi đặt, đây là bài tóm tắt những ý chính, cốt lõi của cuốn sách muốn gởi đến đọc giả.


18/06/2011- [LATimes] Silicon Valley status symbols emphasize mind over material (Aaron Patzer lives in a 600-square-foot, one-bedroom apartment in Palo Alto with an old couch and TV. His favorite shoes are hand-me-down brown leather wingtips that, at 39, are older than he is. He gets $12 haircuts. He drove a 1996 Ford Contour until he ran it into the ground at 150,000 miles. His new ride is a Subaru Outback that he bought for $29,000. You'd never know that the 30-year-old entrepreneur sold his Internet start-up for $170 million in 2009 or that he is now a top executive at Intuit Inc., the financial software company.) Đây là bài dẫn chứng rõ ràng, thực tế nhất của các tỷ phú trẻ thế giới. Các bạn không muốn xem bản tiếng Anh có thể  dùng chức năng Dịch của Google.
21/06/2011 - [VnEc] Cuộc sống bình dị của các CEO trẻ ở Mỹ (bài lược dịch lại của bài trên  tại Vneconomy.vn)