6/7/11

Kỹ năng ủy thác - giao việc: Thực hành ủy thác hiệu quả

[Marketing4u.vn] Trong “đồ nghề” của nhà quản lý, “uỷ thác công việc” là một trong những kỹ năng thiết yếu. Ủy thác thành công, nhà quản lý đã tự giải phóng mình để đầu tư thời gian một cách hiệu quả hơn.

Bạn muốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, muốn tham gia vào những dự án mới. Bạn muốn dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động xây dựng chiến lược hay cho gia đình. Bạn cũng muốn có thêm thời gian để “nâng cấp” bản thân, muốn mở rộng kinh doanh song vẫn phải duy trì các hoạt động đang có...

Ngay lập tức, chúng ta thấy những bức bối đòi hỏi nhà quản lý phải chứng minh bản lĩnh thực sự của mình. Hay nói cách khác, họ cần thiết phải có đủ kỹ năng của một nhà quản lý chuyên nghiệp. Thực tế nghiệt ngã và tính khốc liệt trong cạnh tranh trên thị trường khiến nhà quản lý không chỉ đơn thuần hành xử theo cách thấy những người khác làm mình cũng làm. Hay nói cách khác, khi chúng ta không hiểu được cách thức quản lý thì tất cả những nỗ lực của chúng ta sẽ chỉ đem lại một hệ thống không xương sống sẵn sàng sụp đổ bất kỳ lúc nào.

Uỷ thác công việc hiệu quả có khả năng giúp nhà quản lý giải quyết một phần những vấn đề tương tự như đã mô tả phía trên. Tuy nhiên, cho dù biết được những lợi ích của uỷ thác công việc, nhà quản lý vẫn luôn trăn trở với nỗi lo, kiểu như: “Tôi rất muốn uỷ thác công việc tôi đã từng làm nhưng sợ rằng nhân viên mà tôi tin tưởng uỷ thác sau này có thể tách ra thành lập công ty riêng cạnh tranh trực tiếp với tôi. Hoặc một số khác bỏ sang làm cho công ty đối thủ cạnh tranh đem theo toàn bộ khách hàng; một số lợi dụng việc được uỷ thác để mưu đồ lợi ích cá nhân".

Kinh nghiệm xấu trong quá khứ khiến nhà quản lý ngày càng còng lưng xuống dưới sức nặng của khối lượng công việc. Làm sao để có thể thoát khỏi gánh nặng đó? Một trong những giải pháp là cần thiết phải nắm rõ và thuần thục trong kỹ năng uỷ thác công việc chứ không đơn thuần coi việc uỷ thác giống như một kỹ năng “từ bỏ công việc”. Để làm được điều này, nhà quản lý phải hiểu và thành thạo trong sử dụng qui trình uỷ thác công việc, phải bíêt công việc, nhiệm vụ nào cần uỷ thác, uỷ thác cho ai, khi nào sẽ uỷ thác và lúc đó sẽ phải làm những gì, sau khi uỷ thác thì phải làm những gì, làm như thế nào...

Để bắt đầu, nhà quản lý cần phải thuần thục qui trình uỷ thác gồm 7 bước chia làm 3 phần như sau:

Phần 1: Chuẩn bị cho việc uỷ thác hiệu quả
  • Bước 1: Xác định công việc, nhiệm vụ cần uỷ thác, lý do tại sao cần uỷ thác. Uỷ thác để giảm tải cho nhà quản lý, củng cố niềm tin phát triển nhân viên cấp dưới hay cải thiện các mối quan hệ trong tổ chức.
  • Bước 2: Xác định phạm vi quyền hạn trách nhiệm uỷ thác, mức độ quyền hạn và trách nhiệm sẽ được giao sẽ như thế nào.
  • Bước 3: Lựa chọn người có thể uỷ thác. Các tiêu chí cần được cân nhắc khi chọn người uỷ thác là gì? Ưu tiên năng lực, định hướng phát triển, kinh nghiệm hay thời gian...?
Phần 2: Thực hiện công việc uỷ thác
  • Bước 4: Thực hiện việc ủy thác công việc cho người được lựa chọn (nếu thất bại quay trở lại bước 3). Trong bước này nhà quản lý cần chỉ cho nhân viên thấy được tầm quan trọng của công việc được uỷ thác, xác định với họ các kết quả mong đợi, chỉ rõ quyền hạn và trách nhiệm được giao, thoả thuận các qui trình báo cáo phản hồi đánh giá.
  • Bước 5: Thông báo cho những cá nhân, bộ phận có liên quan. Để đảm bảo điều kiện giúp người được uỷ thác thực hiện công việc, nhà quản lý phải thông báo công việc nhiệm vụ uỷ thác và mức độ quyền hạn, trách nhiệm tới những nơi có liên quan cùng với các yêu cầu giúp đỡ hỗ trợ.
Phần 3: Phản hồi thông tin
  • Bước 6: Theo dõi hỗ trợ người được uỷ thác. Để đảm bảo công việc được thực hiện tốt cần có hệ thống thông tin phản hồi hiệu quả từ phía nhà quản lý tới nhân viên được uỷ thác.
  • Bước 7: Đánh giá rút kinh nghiệm cho những hoạt động tiếp theo.
Nhà quản lý luôn phải đối đầu với những lựa chọn, để có thêm thời gian mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh họ phải thành công trong uỷ thác công việc. Uỷ thác công việc ngược trở lại đòi hỏi nhà quản lý phải có kỹ năng và không ngừng nâng cao kỹ năng của chính mình.


Ủy thác công việc: 10 bước đơn giản nhưng hiệu quả

Các nhà quản lý thường cảm thấy thất vọng khi nhân viên không thực hiện nhiệm vụ đúng như mong đợi của họ. Điều này có thể được loại bỏ bằng cách mài sắc khả năng truyền thông của bạn và lấp những lỗ hổng mà khiến cho nhân viên không thực sự hiểu mong muốn của bạn là gì. Chuyên gia tư vấn Keith Rosen hướng dẫn 10 bước để các nhà quản lý có thể ủy thác công việc hiệu quả.
  • Bước 1: Biết nhiệm vụ đó là gì.
  • Bước 2: Luôn nhớ kết quả cuối cùng hoặc kết quả mà mình mong muốn.
  • Bước 3: Tìm người để ủy thác và giao nhiệm vụ cho người đó.
  • Bước 4: Chia sẻ kết quả mà bạn mong muốn.
  • Bước 5: Nói cho người đó biết tại sao việc này quan trọng, hơn là chỉ đơn giản nói họ phải làm gì.
  • Bước 6: Nói là những thuận lợi đối với người sẽ đảm nhận nhiệm vụ này, bao gồm cả việc công việc này sẽ có lợi cho người đó như thế nào.
  • Bước 7. Hỏi xem người đó dự định sẽ thực hiện công việc như thế nào. Hỏi những câu như: "Anh/chị nghĩ cách nào là cách tốt nhất để làm việc này?"; "Anh, chị đã từng làm việc gì tương tự như thế này chưa?". Câu trả lời của những câu hỏi này sẽ xác định liệu người đó có phù hợp để làm việc hay không và liệu người đó đã có những công cụ, thông tin và chiến lược thích hợp để làm việc này hay chưa.
  • Bước 8: Xác định thời gian mà bạn muốn nhiệm vụ sẽ được hoàn thành. "Anh/chị nghĩ khi nào mình sẽ hoàn thành việc này". Để người đó chủ động đưa ra thời gian sẽ khiến họ tự chủ với công việc hơn. Nếu thời gian người đó lựa chọn không thích hợp, hỏi xem nếu như muốn hoàn thành công việc sớm hơn thì người đó cần hỗ trợ những gì.
  • Bước 9: Xác nhận lại. Chẳng hạn: "Tốt rồi. Vậy là anh/chị sẽ hoàn thành việc này vào ngày...." hoặc "Thế là tôi có thể hy vọng là sẽ thấy bản kế hoạch đó trên bàn của tôi vào 10 giờ sáng mai chứ?".
  • Bước 10: Quan trọng là, hãy chắc chắn bạn có theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ để đảm bảo tiến độ.
* Keith Rosen là một nhà tư vấn bán hàng, một diễn giả và tác giả của nhiều cuốn sách. Ông được tạp chí Inc bình chọn là một trong năm nhà huấn luyện có ảnh hưởng nhất ở Mỹ.

Hãy ủy thác để thành công

Ủy thác là một kỹ năng cơ bản để thành công. Đây là một câu hỏi khó đối với những chủ doanh nghiệp nhỏ, và là một kỹ năng rất khó thực hiện đối với họ.

Cho dù doanh nghiệp của bạn lớn cỡ nào và bạn có nhiều nhân lực đến cỡ nào, thì phần lớn tất cả chúng ta khi mới bắt đầu đều khởi động từ mô hình một người làm tất cả mọi thứ, không khác gì một chủ cửa hàng nhỏ, vừa bán hàng vừa điều hành cửa hàng.

Việc thực hành kỹ năng ủy thác là một việc khó, không phải bàn cãi, nhưng nếu thực hiện tốt được việc này, đây sẽ là chìa khóa để giúp bạn phát triển doanh nghiệp vững vàng và cân bằng được cuộc sống và công việc. Thậm chí ngay cả khi doanh nghiệp của bạn là doanh nghiệp chỉ có một người thì việc một người làm tất cả từ A đến Z cũng không thể nào giải quyết hết được mọi vấn đề. Và trong trường hợp bạn có thể căng sức ra để làm hết mọi việc, thì bạn sẽ phải trả giá bằng một cuộc sống riêng tư không mấy vui vẻ và những xích mích với gia đình vì bạn không còn thời gian dành cho họ.

Vậy nên, hãy lấy một hơi thở sâu, sau đó, bạn sắp xếp những việc nào bạn thấy nên ủy thác cho người khác hoặc cho một bên thứ ba nào đó thực hiện theo thứ tự ưu tiên (nếu bạn thực sự muốn dành thời gian để làm việc bạn muốn làm và sống vui vẻ, hạnh phúc). Những người được ủy thác sẽ giúp bạn có nhiều thời gian rảnh hơn và bạn sẽ cảm nhận được việc ủy thác có thể giúp bạn thành công như thế nào.

Để làm được điều này, nhà quản lý phải hiểu và thành thạo trong sử dụng qui trình uỷ thác công việc, phải bíêt công việc, nhiệm vụ nào cần uỷ thác, uỷ thác cho ai, khi nào sẽ uỷ thác và lúc đó sẽ phải làm những gì, sau khi uỷ thác thì phải làm những gì, làm như thế nào...

Những việc nào nên ủy thác?

Bạn nên ủy thác những việc không liên quan tới chuyện kiếm tiền. Ví dụ, một chuyên gia kế toán có thể giúp bạn làm công việc sổ sách hoặc một công ty chuyên nhận trông coi tài sản sẽ lo việc giữ kho cho bạn. Đây không phải là những khâu "kiếm ra tiền" trong chuỗi sản xuất kinh doanh của bạn. Do đó hãy kiếm người khác làm thay cho bạn, và bạn sẽ có nhiều thời gian rảnh để tập trung vào những kỹ năng, tài năng đặc biệt của bạn để làm những việc có hiệu quả cao hơn.

Lợi ích ở đây chính là nếu bạn biết ủy thác đúng việc, chính bạn cũng sẽ trở nên năng suất đáng kinh ngạc. Và đối với những doanh nghiệp làm dịch vụ, điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều thời gian để kiếm thêm tiền.

Bắt đầu việc ủy thác như thế nào?

1) Quyết định bạn sẽ tiến hành việc ủy thác:

Bạn phải thừa nhận là bạn không thể làm tất cả mọi việc bạn muốn làm và dừng ngay việc bạn cố gắng tự mình làm mọi việc.

2) Quyết định xem sẽ ủy thác những việc nào:

Có một số lĩnh vực nhất định mà bạn luôn cần sự giúp đỡ của người khác hoặc có những việc mà bạn không thích làm cho lắm. Đó chính là những đầu việc nên nằm trong danh sách ủy thác. Hãy nhớ là bạn không muốn ủy thác phần việc cốt lõi nhất của công ty bạn (phần kiếm ra tiền).

Bạn cũng nên luôn nhớ rằng những việc bạn chọn để ủy thác không phải là những việc liên quan tới kinh doanh. Nếu ủy thác việc này có thể việc kinh doanh của bạn sẽ chậm lại, cho nên việc này bạn nên dành thời gian cho nó và tạo được sự cân bằng về tài chính cho công ty. Ví dụ, một doanh nghiệp nhỏ sẽ nghĩ tới việc thuê người lau dọn nhà hàng ngày để tập trung vào việc phát triển công việc kinh doanh.

3) Tìm người để ủy thác:

Bạn cần phải tìm một ai đó để ủy thác. Người đó phải là người đáng tin cậy và bạn đã có thời gian tìm hiểu họ. Hãy bắt đầu bằng việc yêu cầu những người bạn hay gia đình giúp đỡ, hoặc nhờ một doanh nghiệp nào đó giới thiệu cho bạn một người có thể làm tốt những việc bạn cần. Tìm được đúng người vào đúng thời điểm thậm chí bạn còn có cơ hội trở thành một thành viên của một nhóm những doanh nghiệp trẻ thực sự là một cơ hội vô giá.

Đừng chỉ chọn bừa một cái tên và tiến hành ủy thác. Hãy nghiên cứu kỹ ứng viên tiềm năng và hãy kiểm tra mức độ tin cậy của người này. Hãy hỏi họ về những khách hàng mà họ đã cung cấp dịch vụ và hãy nói chuyện với khách hàng của họ, sau đó hãy nói chuyện tiếp.

Bí quyết để ủy thác thành công

1. Hãy chỉ ra càng cụ thể càng tốt việc bạn muốn ủy thác

Sẽ chẳng có kết quả gì nếu bạn thuê một người về sau đó chỉ nói chung chung là bạn muốn họ giúp đỡ giải quyết công việc ở công ty rồi sau đó phàn nàn là họ chẳng giúp được gì cho bạn. Hay bạn chờ đợi kế toán của bạn sẽ đưa ra những lời khuyên tốt trong khi chính bạn không bao giờ ngồi cùng họ để tìm hiểu xem thực tế doanh nghiệp của bạn đang ở đâu và bạn muốn nó phát triển như thế nào. Bạn phải rất rõ ràng đối với những gì bạn muốn thực hiện và bạn muốn nó được thực hiện như thế nào. Chỉ có thế thì việc ủy thác mới thành công.

2. Hãy để người khác lo cho bạn

Chúng ta sẽ cảm thấy rất nực cười nếu như có một chủ cửa hàng nào đó sau khi đã thuê người trông cửa hàng cho mình để đi nghỉ mà hàng ngày vẫn gọi cả chục cú điện thoại để kiểm tra xem có ai ở đó trông cửa hàng không, trong khi lúc nào cũng có người ở đó. Bạn phải nhận ra một điều là khi bạn đã ủy thác một việc nào đó, thì việc đó thường sẽ nằm ngoài tầm với của bạn, và bạn nên tránh việc can thiệp vào quá trình thực hiện của người khác. Hãy chờ cho tới khi nó có kết quả, bạn hãy đánh giá nó có thành công hay không.

3. Đừng ủy thác nhiều việc một lúc

Trên thực tế, nếu việc ủy thác làm cho bạn cảm thấy không thoải mái, bạn nên bắt đầu ủy thác từng việc một. Việc tự tin hơn với việc ủy thác sẽ đến theo thời gian, khi bạn cảm nhận được là việc ủy thác đã đem lại cho bạn những thành công nhất định. Khi đó, bạn sẽ sẵn sàng để ủy thác những việc khác.

4. Đừng bỏ cuộc quá sớm

Nếu quan hệ của bạn với kế toán không được tốt. Ví dụ anh ta quá hiếu thắng, thích tranh cãi và anh ta thực sự không dành nhiều thời gian quan tâm tới công việc của bạn. Thay bằng việc tạm biệt anh ta và tự làm lấy công việc kế toán (hoặc tệ hơn là đánh mất một mối quan hệ chỉ vì mình không được hài lòng cho lắm), bạn có thể tìm một người kế toán khác, người có thể làm cho bạn hài lòng hơn. Khi bạn bắt đầu tiến hành ủy thác, bạn không nhất thiết phải kiếm được đúng người ngay. Nhưng bạn phải khẳng định chắc chắn một điều là rồi bạn sẽ phải tìm đúng người, có như vậy thì việc ủy thác mới thành công.

Ủy thác là một việc khó đối với tất cả các doanh nghiệp nhỏ. Tuy nhi ên, uỷ thác công việc hiệu quả có khả năng giúp nhà quản lý tự giải phóng mình nhằm cân bằng cuộc sống và công việc để đầu tư thời gian một cách hiệu quả hơn.

Uỷ thác - để biến nhân viên thành "siêu nhân"

Ngay cả khi bạn có là "siêu nhân" cũng cần sự giúp đỡ và trợ giúp từ người khác. Không ít người cho rằng chỉ có mình là thực hiện được tốt công việc, còn người khác thì không thể. Nhưng nếu gạt sang một bên tính đề cao bản thân, bạn sẽ thấy, có rất nhiều người tài và bạn có thể sử dụng họ để giúp công việc của mình nhẹ nhàng hơn.

Những nhà lãnh đạo hiệu quả nhất, được kính trọng và thành công nhất nhận ra điều này rất sớm. Bởi vì lãnh đạo không chỉ vì bản thân mình mà còn phải giúp nhân viên phát huy tối đa khả năng của mình. Điều này đòi hỏi cần phải có sự rèn luyện và ủy quyền.

Ủy quyền để kiểm soát thời gian của bạn

Ủy quyền thực chất là giải phóng, giúp bạn có thể tập trung vào những vấn đề đòi hỏi cần sự chú ý, tập trung cao độ. Nó cũng giúp bạn tránh sự căng thẳng và giúp nhân viên khám phá, phát triển hết khả năng của bạn. Đây cũng là điều quan trọng cho việc lãnh đạo hiệu quả.

Ủy quyền để giúp xây dựng nhân viên của bạn

Thực chất, ủy quyền đồng nghĩa với việc trạo một số quyền lực nhất định cho một ai đó để đưa ra quyết định và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Rất nhiều người lo sợ trao quyền vào tay người khác sẽ hỏng việc mà khôngg biết rằng, nếu chia sẻ trách nhiệm, sẽ giúp phát triển kỹ năng và khả năng cho mỗi cá nhân.

Chắc chắn là sẽ có những thời điểm mà với tư cách là một nhà lãnh đạo bạn cảm thấy thà tự mình thực hiện một dự án nào đó còn nhanh và tiết kiệm công sức hơn là ủy quyền cho người này người nọ. Thực tế, nếu ủy quyền, bạn sẽ phải tự "kiềm chế" mình, gạt chuyện dành thời gian để giám sát tiến trình, đưa ra sự giúp đỡ, truyền đạt, hướng dẫn... sang một bên. Nếu bạn tham gia quá sâu vào công việc bạn đã giao cho người khác, thì chuyện ủy quyền sẽ mất tác dụng, dù bạn có nỗ lực thế nào chăng nữa. Nếu tình trạng này kéo dài, chắc chắn là bạn sẽ thất bại.

Nếu ủy quyền tốt, bạn vừa kích thích được các thành viên trong nhóm, lại vừa cho phép mình tập trung vào các vấn đề có giá trị lớn hơn mà chỉ có bạn mới có thể giải quyết được. Chính bởi vậy, với nhiều người, ủy quyền là một công cụ chiến thắng mạnh mà nếu không có nó, không có lãnh đạo nào có thể thành công thực sự được.

Chuẩn bị ủy quyền một cách hiệu quả:

"Nhớ rằng, không có thành công nào là không cần sự giúp đỡ của người khác. Khi bạn tính đến và chấp nhận tất cả những điều này, chính là bạn đã đẩy mình, đẩy những người trong nhóm của mình và những người ủng hộ bạn tới tầm cao hơn". - Khuyết danh -


Trước khi ủy quyền, bạn cần nghĩ thấu đáo về những vấn đề mà bạn cho là quan trọng bằng những gạch đầu dòng sau:

1. Đặc trưng của công việc hoặc nhiệm vụ sẽ ủy quyền là gì?

2. Liệt kê kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng của mỗi cá nhân, hình dung xem khi họ thực hiện các nhiệm vụ sẽ ủy quyền thì sẽ thế nào?

3. Người được ủy quyền sẽ thực hiện điều này tốt nhất ở mức nào? Họ muốn thực hiện ra sao và nhìn nhận về công việc đó như thế nào?

4. Khối lượng công việc của người được ủy quyền.

5. Thời gian và hạn cuối của dự án. Cần trả lời câu hỏi:
  • Có bao nhiêu thời gian để thực hiện công việc?
  • Nếu công việc không thực hiện đúng thời hạn ban đầu đề ra, liệu có thời gian để tái thực hiện công việc đó hay không?
  • Nếu như không thực hiện công việc đúng thời gian, hậu quả sẽ là gì?
6. Có sáng kiến hay nguồn lực nào giúp cho người ủy quyền hoàn thành nhiệm vụ của mình hay không?

7. Mong muốn hoặc mục đích của bạn đối với dự án hoặc các nhiệm vụ. Cần trả lời câu hỏi:
  • Nếu như kết quả đạt được ở mức cao nhất có thể, thì ý nghĩa của nó là gì?
  • Kết quả thu được co ổn không?
  • Liệu nguy cơ thất bại có chiếm tỷ lệ cao không?
  • Thất bại sẽ ảnh hưởng nhiều thế nào đến những công việc khác?
8. Với vai trò là người ủy quyền, mức độ giám sát ủng hộ, huấn luyện, cung cấp nguồn lực đến đâu?

9. Cơ chế thích hợp cho việc giám sát dự án. Có nên thành lập các điểm kiểm soát? Báo cáo công việc nên theo ngày hay theo tuần để chắc chắn rằng mọi thứ vẫn tiến triển một cách trơn tru.

Nếu cân nhắc kỹ các điểm chủ chốt trên trước khi tiến hành ủy quyền, bạn sẽ thấy bạn sẽ ủy quyền thành công hơn.

Giữ cho việc kiểm soát được hiệu quả

Giờ đây, một khi bạn đã thực hiện các bước trên, đảm bảo bạn sẽ hướng dẫn cho thành viên trong nhóm của bạn một cách thích hợp. Hãy dành thời gian giải thích cho họ lý do vì sao họ được chọn để thực hiện công việc đó, bạn hi vọng điều gì trong suốt dự án mục đích của bạn đối với dự án này, khung thời gian, thời hạn hoàn thành công việc và các nguồn lực mà bạn có thể thiết kế. Và tất nhiên phải có một lịch trình kiểm tra cập nhật tiến độ công việc.

Cuối cùng, đảm bảo rằng các thành viên trong nhóm biết rằng bạn muốn nếu như có vấn đề gì xảy ra, bạn sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi. Khi công việc đang tiến triển, nếu họ cần, bạn sẽ hướng dẫn.

Với tư cách là nhà quản lý, chúng ta không nên quản lý theo kiểu quá vi mô. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chúng ta không kiểm soát tất cả mọi công việc. Để ủy quyền một cách có hiệu quả, chúng ta phải tìm ra sự cân bằng giữa việc tạo không gian cho mọi người sử dụng khả năng của họ với việc giám sát và ủng hộ họ để hoàn thành công việc một cách chính xác và hiệu quả.

Hãy dành lời khen thích đáng

Sau khi công việc ủy quyền được hoàn thành, bạn nên dành thời gian để xem xét lại một cách toàn diện.

Bạn nên chỉ chấp nhận những công việc được hoàn thành hết và có chất lượng tốt. Bởi nếu như bạn chấp nhận những công việc mà bạn không hài lòng, các thành viên trong nhóm của bạn sẽ không nỗ lực học hỏi để thực hiện tốt công việc tốt hơn.

Tệ hơn nữa, nếu như bạn chấp nhận những công việc dang dở, tức là bạn sẽ phải hoàn thành nốt. Điều này không chỉ khiến bạn quá tải mà còn khiến các công việc riêng của bạn bị ảnh hưởng.

Tất nhiên, nếu công việc bạn giao hoàn thành tốt, bạn hãy nói để nhân viên bạn biết là họ đã rất nỗ lực và đáng khen ngợi. Kèm theo đó, nên là một phần thưởng khích lệ.

Với tư cách là một nhà lãnh đạo, bạn hãy làm sao đó để thể hiện rằng lúc nào bạn cũng ấn tượng với những công việc mà các nhân viên của bạn đã thực hiện thành công. Nỗ lực này sẽ giúp bạn xây dựng lòng tự tin với nhân viên, điều đó sẽ giúp cải thiện công việc mà bạn sẽ ủy quyền lần tới. Và chính vì lẽ đó, bạn cũng là người chiến thắng.

Chỉ có một cảnh báo nho nhỏ: khi lần đầu tiên bạn ủy quyền, cần chú ý rằng người được ủy quyền sẽ cần nhiều thời gian hơn bạn khi thực hiện công việc. Điều đó là bởi bạn là chuyên gia trong lĩnh vực đó, còn người mà bạn ủy quyền thực ra vẫn là đang vừa làm vừa học. Hãy bình tĩnh, vì nếu như bạn chọn đúng người để ủy quyền, và bạn ủy quyền một cách chính xác, bạn sẽ thấy nhân viên của bạn rất cừ và rất đáng tin cậy.
Marketing4u - Sưu tầm & tổng hợp từ các bài viết và internet